A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH TIẾP TỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19 TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19 TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI

PHÒNG GD&ĐT BÁT XÁT                                                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN Y TÝ                                                                                                        Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 20/KH-NT                                                                                                                      Y Tý, Ngày 01 tháng 02 năm 2021

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID - 19 TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, Sở, huyện gồm Chỉ thị số 06- CT/HU ngày 22/01/2021 Chỉ thị của ban thường vụ huyện ủy về tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Bát Xát;

Công văn số 348/UBND-VX ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-1;

Công văn số 170/SGD&ĐT-GDĐH&GDTX ngày 29/01/2021 về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bênh Covid-19 trong ngành giáo dục;

Công văn số 38CV/BTGHU ngày 29/01/2021 về việc tiếp tục đầy mạnh tuyên truyền Phòng, chổng dịch bệnh Covid-19.

Căn cứ tình hình đặc điểm nhà trường, Trường mầm non Y Tý xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Tổng học sinh toàn trường.

 - Trường gồm 13 điểm trường

 - Tuyển các cháu từ 2 -5 tuổi vào học

 - Tổng số học sinh toàn trường là 442 cháu/18 lớp trong đó:

 + Nhà trẻ: 68 cháu

 + Mẫu giáo 5 tuổi : 126 cháu

 +  Mẫu giáo 3-4 và 4-5 tuổi: 248 cháu

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 37 người, trong đó CBQL: 03; Giáo viên: 33, nhân viên: 01.

Chia theo trình độ chuyên môn:

+ CBQL: ĐHGDMN 1/3 đồng chí đạt 33%, CĐSPMN: 2/3 đc đạt 67%

+ Giáo viên: Thạc sĩ: 2/33 đạt 6,1%, ĐHSPMN: 3/33 đạt 9,1%, CĐSPMN: 18/33 đạt 54,5%; TCSPMN 10/33 đạt 30,3%.

+ Nhân viên: Chưa qua đào tạo: 01 đồng chí.

Tổng số CBQLGV là đảng viên 10/37 đạt 27% trong đó số đảng viên có trình độ TCLLCT là 01/10 đạt 10%, trình độ sơ cấp: 02/10 đạt 20%.

1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo từ các ban ngành đoàn thể các cấp về việc triển khai phòng chống dịch bệnh tại nhà trường thông qua các văn bản, chỉ thị về phòng chống dịch bệnh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào công tác tuyên truyền tới các vị phụ huynh và nhận thức của CBGVNV mọi lúc mọi nơi.

- Trường có truyền thống về phong trào đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường học.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp.

- Chị em nhiệt tình tham gia công tác và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng về việc phòng chống dịch bệnh.

- Được sự thống nhất chỉ đạo từ các cơ quan, ban ngành địa phương cùng nhau quyết tâm chống dịch.

2. Khó khăn

- Còn địa điểm lẻ ở chung với dân nên tầm kiểm soát về dịch bệnh cũng có lúc còn khó khăn.

- Học sinh toàn trường đông, phân bố không đồng đều khó khăn trong việc kiểm soát khi học sinh ở cùng gia đình.

- Nhà trường thuộc xã vùng cao biên giới, trước diễn biến người dân đi lao động nước ngoài hoặc đi từ các tỉnh lân cận. Trình độ dân trí thấp, phụ huynh học sinh đa số có điện thoại thông minh nhưng chưa biết sử dụng các ứng dụng điện tử phòng chống Covid-19.

II. MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI NĂM 2021.

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, CBGVNV, phụ huynh, học sinh về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19.

- Phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên, cách ly kịp thời khống chế ngăn ngừa không để bệnh lan tràn trong trường .

- Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh bằng mọi hình thức.

- Đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả vừa thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo đúng kế hoạch chương trình giáo dục năm học.

III. NỘI DUNG

1. Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh

 Ban chỉ đạo phòng chống dịch gồm có: 8 đ/c .

2. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo

- Nắm bắt triển khai toàn bộ công văn chỉ đạo của cấp trên kịp thời về phòng chống bệnh.

- Y tế trực tại trường để nắm bắt được tình hình diễn biến của dịch bệnh báo cáo với y tế phường và trung tâm y tế xã để giải quyết kịp thời.

- Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và mọi người xung quanh về việc chủ động phòng chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo nhân viên, giáo viên và mọi người dân làm tốt vệ sinh môi trường cơ sở vật chất trong nhà trường.

3. Triển khai phòng chống dịch

- Triển khai các quy định về vệ sinh phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm trong toàn trường.

- Bố trí người đón và giao học sinh tại cổng trường, thực hiện các bước sát khuẩn, rửa tay, đo thân nhiệt của học sinh để nắm rõ tình trạng của trẻ.

- Tổ chức cho học sinh 100% trẻ được rửa tay lau mặt, súc miệng nước muối trước và sau khi ăn tại trường. Tổ chức hấp khăn mặt, có đủ 2 khăn/trẻ.

- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và từng bước khống chế các bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Giảm tỉ lệ học sinh mắc bệnh, phấn đấu giảm không để xẩy ra dịch bệnh trong nhà trường.

- Thông tin, báo cáo kịp thời khi có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm xảy ra trong nhà trường với các cấp có thẩm quyền theo quy định.

  - Phối hợp với các cơ sở y tế và các đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phun thuốc muỗi, phòng chống dịch kịp thời khi dịch xảy ra.

   - Xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp,an toàn; phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh, khoa học.

  - Tuyên truyền với CBGVNV , phụ huynh học sinh vệ sinh môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch.

  - Tăng cường công tác thanh kiểm tra an toàn thực phẩm để chủ động phòng ngừa bệnh dịch do thực phẩm không an toàn gây ra.

- Vận động, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, phụ huynh học sinh có sử dụng điện thoại thông minh thực hiện việc cài đặt và sử dụng ứng dụng khẩu trang điện tử (Bluezone), ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI) cho bản thân và người thân bằng các hình thức như: Trên cổng/ trang thông tin điện tử của từng đơn vị, qua mạng xã hội (zalo, facebock), các cuộc họp cơ quan, sinh hoạt tổ chuyên môn, đoàn thể, hội nghị cha mẹ học sinh, tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học,...

- Yêu cầu 100% CBQL, GV, NV của đơn vị có sử dụng điện thoại thông minh thực hiện việc cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone và ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI).

4. Đảm bảo vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trường học

 - Đảm bảo công tác vệ sinh trường học theo đúng quy định của Bộ y tế về vệ sinh trường học. Mỗi ngày một lần, sau giờ học nhà trường tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất cho giáo viên và trẻ thực hiện tốt.

 - Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các qui định về vệ sinh học đường. Phổ biến các qui định về vệ sinh học đường đến CBGVNV và phụ huynh, học sinh.

 - Cải thiện các điều kiện vệ sinh, môi trường học tập tại nhà trường và các lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tối thiểu. Duy trì nề nếp tổng vệ sinh, làm thông thoáng trường học. Nâng cấp các khu vệ sinh, buồng lớp học đảm bảo sạch sẽ hợp vệ sinh, đảm bảo đủ nước sạch trong trường và đủ ánh sáng trong các phòng học.

5. Công tác truyền thông tuyên truyền

Tiếp tục tuyên truyền để phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên túc thực

hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện trong đó tập trung

các văn bản như: Chỉ thị sổ 05-CT/TTg ngày 28/01/2021 của Thủ Tướng Chính

phủ; Chỉ thị 05-CT/TU ngày 12/01/2021 của Tỉnh ủy Lào Cai; Công văn số

127/UBND-VP ngày 28/01/2021 của UBND huyện Bát Xát về đẩy mạnh các

biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; văn bản của các ngành liên quan

đến hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện Bát Xát.

Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh chú trọng thực hiện thông điệp 5K

“Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” của Bộ

Y tế; thường xuyên kích hoạt, cập nhật, khai báo trên ứng dụng “An toàn Covid-

19” mỗi tuần cập nhật 2 lần vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần, cài đặt Bluezone trên điện thoại thông minh; triển khai thực hiện “Sổ tay an toàn phòng, chống Covid-19” theo hướng dẫn. Hết thời gian nghỉ Tết phải thực hiện khai báo thông tin và tình hình sức khỏe (theo mẫu gửi kèm văn bản này) ngay khi trở lại trường công tác, học tập.

Tuyên truyền khuyến cáo phụ huynh, học sinh và cán bộ giáo viên không

đi/ đến các vùng có dịch, không đi đến các tỉnh, thành phổ có dịch bệnh. Những người đi đến các tỉnh, thành phố có dịch bệnh như Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội và những nơi đã có người nhiễm bệnh...về địa phương từ ngày 15/01/2021

thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, cài đặt ứng dụng Bluezone, tự cách ly tại

nhà và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và tuân thủ các quy định của cơ quan y tế.

Thực hiện bắt buộc đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động tại nơi công

cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19...Khuyến nghị GV, HS, HV thực hiện

việc đeo khẩu trang trong thời gian dạy, học trên lớp.

Tạm dừng tổ chức các hoạt động giao lưu, trải nghiệm; đối với các hoạt

động chuyên môn tập trung đông người, cần thiết tổ chức phải thực hiện nghiêm

các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang,

giữ khoảng cách, sát khuẩn tay,...

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL, GV,

NV, HS, PHHS về các biện pháp phòng, chống dịch trong thời điểm trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hết thời gian nghỉ Tết phải thực hiện khai báo thông tin và tình hình sức khỏe ngay khi trở lại trường công tác, học tập.

 Thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để CB, GV, NV, HS, PHHS; Tuyệt đối không chia sẻ, đưa tin, tuyên truyền thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch bệnh.

Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, tiết kiệm chi tiêu

để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học.

 Thực hiện vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực trường, lớp học; lau rửa thường

xuyên các phòng học, phòng ở, bàn ghế, cửa ra vào, lan can, chậu rửa

tay,......bằng xà phòng (hoặc dung dịch sát khuẩn); tẩy trùng bằng vôi, dung dịch

khử trùng đối với hệ thống cống rãnh, khu vực nấu ăn, nhà ăn, và khu vực xung

quanh trường thời điểm trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

 Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, HV để nắm bắt kịp thời tình hình sức

khỏe của học sinh; nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì không đến trường (trường hợp đã đến trường- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phòng chống dịch bệnh trong các lớp học bằng các hình thức: thông qua các buổi họp phụ huynh, dán các thông tin phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non tại góc tuyên truyền của các lớp. Có tài liệu hướng dẫn công tác ytế học đường cho cán bộ y tế.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo dục, ngành y tế và các ban ngành địa phương phát động.

 Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước tình hình mới năm 2021 của trường Mầm non Y Tý, đề nghị các bộ phận trong nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện tốt các nội dung trên ./.

 

Nơi nhận:

- Đ/c Hiệu trưởng (Báo cáo) ;

- Lưu: NT.

 

                                                                                                                                                                          TRƯỞNG BAN                 

 

 

 

 

  Hà Thị Bền

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Tháng 04 : 124